Cánh đồng cỏ bàng – ngôi nhà của sếu đầu đỏ

Cỏ bàng nằm trong họ cói, có thân thẳng đứng khoảng một mét, trổ bông quanh năm. Cây này thường mọc ở vùng đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn. Cỏ bàng được người dân Huế, người dân miền Tây thu hoạch để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như: đan đệm, làm nón, túi, bao bì, lợp nhà tranh... 

Cỏ bàng cũng có hai loại: bàng tự nhiên và bàng trồng có chăm sóc. Cỏ bàng mọc hoang dã tự nhiên hiện tập trung ở các vùng bảo tồn môi trường sống cho một số loài vật quý hiếm. Một trong số đó là cánh đồng cỏ bàng vùng giáp biên Campuchia, thuộc khu bảo tồn môi trường sống của loài sếu đầu đỏ (dân gian còn gọi là hồng hạc) một loài chim thuộc sách đỏ Việt Nam. Loài chim này đã không xuất hiện ở Việt Nam cho đến khi cánh đồng cỏ bàng được quy hoạch và bảo vệ, bình yên đến và sếu đầu đỏ đã trở về. Mùa nước lên sếu đầu đỏ lại quay về cánh đồng cỏ bàng này để trú ngụ và kiếm ăn… \

Đó là Khu bảo tồn – loài sinh cảnh Phú Mỹ, nơi ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ trên 100 cá thể về đây trú ngụ mỗi năm.

Sử dụng mỗi sản phẩm từ cỏ bàng, bạn đã góp phần bảo tồn “ngôi nhà: của sếu đầu đỏ. Bởi những sản phẩm từ cỏ bàng sẽ tiếp thêm động lực để người dân chăm sóc cánh đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất nhiễm mặn. 


 

Danh sách so sánh

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Liên hệ
chat mess Liên hệ qua Facebook